Container là khối hộp hình chữ nhật bằng thép chịu tải lớn lớn dùng để vận chuyển hàng hóa. Kết cấu của container từ vỏ, bộ khung đến dầm sàn chịu lực đều được cấu tạo bằng thép với khả năng chịu tải, chịu lực cao. Một số loại container còn có khả năng cách nhiệt, giữ nhiệt tốt.
Vốn có kết cấu hình khối hộp chữ nhật với bộ khung vững chắc, container tạo thành từng block, module không gian mà con người có thể ra vào, sinh sống. Do đó, nếu cải tạo và bố trí nội thất hợp lý, những chiếc container hoàn toàn có thể trở thành phòng ở cho con người. Thay vì xây nhà rồi chia phòng như thông thường, nay bạn có thể chồng xếp, ghép phòng (container) trở thành một ngôi nhà cho mình hệt như trò chơi xếp hình. Đây chắc chắn là một thử thách sáng tạo thú vị.
Vì lẽ đó dù được sản xuất với chức năng chính là vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên ngày nay, container xuất hiện cả trong lĩnh vực kiến trúc và trang trí nội thất. Trào lưu tận dụng, tái sử dụng những chiếc container cũ thành nhà ở giá rẻ đang trở thành một cơn sốt trong giới kiến trúc sư, nhà đầu tư và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Với bài viết này, Tây Nam Container giới thiệu top 10 mẫu nhà container đẹp, mới lạ hơn với 2 tầng lầu phù hợp với vợ chồng trẻ cùng các ví dụ về cách xếp chồng container cho hợp lý, đẹp mắt giúp bạn đọc tham khảo và có cái nhìn tổng quan hơn về dạng nhà ở mới mẻ này.
1. Chồng lớp, chồng tầng thông thường
Ngôi nhà container này có tổng diện tích sử dụng 186m2 được ghép bởi 4 khối container. Tầng 1 là 3 khối, trong đó 2 khối xếp theo hình chữ L, 1 khối container còn lại được đặt riêng lẻ và kết nối với các khối nhà còn lại qua 1 khoảng hiên gỗ.
Tầng 2 được đặt chồng lớp khít lên khối tầng 1. Nhìn từ xa hệt như ngôi nhà 2 tầng thông thường.
2. Vắt chéo có khung và dây cáp cố định
Ngôi nhà container này được kết hợp từ 2 modul container loại lớn. Được ghép vào nhau theo phương pháp xếp chồng vắt chéo, có bộ khung thép cố định ở vị trí tiếp xúc cùng hệ thống dây cáp treo giữ vững container thứ 2 ở trên.
Nhờ các xếp đặt chênh vênh và mạo hiểm này mà ngôi nhà sẽ có khoảng hiên rộng ở tầng 2, cùng một khoảng sân có mái che ở tầng 1 dành cho xe ô tô.
Dù vậy, cách xếp này sẽ yêu cầu thiết kế và lắp đặt thêm bộ khung cố định cầu kỳ, do đó tốn thêm chi phí.
3. Chồng lớp xô lệch, cắt bớt vỏ ngoài thay bằng kính
Chỉ cần giữ nguyên bộ khung ở 4 góc cho container, bạn có thể cắt bỏ phần nào lớp vỏ ngoài (dĩ nhiên không thể tháo dỡ hết để đảm bảo chịu lực) cho cửa sổ, cửa đi, thậm chí thay bằng vách kính.
Ngôi nhà này được ghép lại từ 3 chiếc container với kích thước khác nhau. 2 loại dài, 1 loại nhỏ. Tầng 1 được cấu thành từ 2 chiếc ghép lại theo hình chữ L. Tầng 2 đặt chồng khít lên một cánh của tầng 1 và có cột đỡ khoảng nhô ra do chênh lệch kích thước.
4. Xếp chồng bắt chéo đơn giản
Nhờ sử dụng loại container với kích thước nhỏ, tỉ lệ các chiều hài hòa nên việc xếp chồng vắt ngang không yêu cầu gia cố hay bổ sung kết cấu gì phức tạp.
Ngôi nhà container màu trắng đẹp mắt, với những ô cửa sổ, cửa đi bằng kính hiện đại, ban công tầng 2 lớn. Tổng thể mang đến cảm giác tiện nghi và dễ chịu, đảm bảo một không gian ấm cúng cho chủ nhà.
5. Chồng tầng xô lệnh
Thay vì sử dụng container kích cỡ lớn, ở đây chủ nhà kết hợp nhiều container loại nhỏ với 2 chiếc ở tầng 1 và 2 chiếc vắt ngang ở tầng 2. Nhìn tổng thể căn nhà nhỏ nhắn có tỉ lệ hợp lý, vừa mắt nhìn.
6. Chồng tầng vắt ngang có cột đỡ
Với những loại container lớn, khi ghép khối với nhau cần tính toán đến khả năng chịu lực và kết cấu. Ngôi nhà này giống với ví dụ 2 tuy nhiên thay vì dùng khung và cáp treo, KTS đã áp dụng giải pháp cột đỡ, đơn giản và hiệu quả hơn.
7. Cải tạo hoàn toàn lớp vỏ ngoài
Lớp vỏ thép bên ngoài với texture lượn sóng là một trong những đặc điểm nổi bật của container, vì vậy trong kiến trúc tái sử dụng container, người ta thường giữ nguyên lớp vỏ ngoài này. Tuy nhiên thực tế thì đôi khi điều đó cũng mang lại những bất cập, do chất liệu bằng thép nên container sẽ truyền nhiệt, hấp thu nhiệt rất nhanh. Cộng thêm block phòng hình hộp khá bí, không phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta. Giải pháp đó là xử lý thêm một lớp vỏ ở mặt ngoài, làm giảm khả năng truyền nhiệt, tăng khả năng cách nhiệt cho ngôi nhà như ở ví dụ này. Thật khó mà tin nó được xây dựng và lắp ghép từ container.
8. Xếp chồng xô lệch, dỡ vỏ lắp kính
Thay vì xếp chồng khít như thông thường, tầng 2 của ngôi nhà khối container được khéo kéo xô lệnh đi một đoạn. Nhờ vậy tầng 1 sẽ có một khoảng hiên nhỏ có mái che, là chỗ nghỉ tận hưởng không gian thiên nhiên của khu vườn xung quanh.
9. Ghép đôi, xếp chồng vắt chéo
Cũng giống với ví dụ 5, ở đây chủ nhà ghép và chồng lớp các khối nhỏ container vuông vắn với nhau. Thang lên tầng 2 được bố trí bên ngoài. Cửa container được tận dụng thành lớp cửa ngoài cho cửa sổ.
10. Kê và nối ngang
Thay vì dùng 2 container kích thước lớn, ở ví dụ này người ta dùng 1 container lớn và 2 container nhỏ. 2 conainer nhỏ được bố trí ở tầng 1 làm đế, container lớn vắt ngang ở tầng 2, nối liền không gian 2 khối nhỏ bên dưới. Rất thú vị phải không?
Với những chia sẻ mà Tây Nam Container ở bài viết này hi vọng những cặp vợ chồng trẻ hay doanh nhân trẻ muốn ở hoặc kinh doanh loại hình dịch vụ homstay container cũng cực kì chất lượng, nếu có nhu cầu hoặc cần tư vấn về các sản phẩm nhà container có thể liên hệ ngay với Tây Nam Container nhé qua số hotline: 0934 968 079 !